Trong một số loại tư cách lưu trú dành cho người nước ngoài sinh sống tại nhật bản để làm việc toàn thời gian, ta nhận thấy phần lớn thường chọn làm việc với tư cách kĩ sư . loại visa này có tên tiếng nhât là “技術・人文知識・国際業務” gọi tắt là
“技人国”
Trong bài viết này tôi sẽ giải thích chi tiết về nội dung cụ thể, điều kiện xin visa và giấy tờ thủ tục cần thiết khi chuẩn bị xin visa kĩ sư.
1.Tư cách lưu trú 技術・人文知識・国際業務 là gì ?
Tư cách lưu trú 技術・人文知識・国際業務 là 1 loại visa để người nước ngoài có thể làm việc toàn thời gian tại các công công tại nhật. Được xét duyệt cấp phép dựa vào kiến thức nền tảng mà bạn đã được học tại trường đại học, thường được chia làm hai mảng 理系( khoa tự nhiên)、文系( khoa xã hội) để ứng dụng vào công việc sắp tới tại công ty mà các bạn sắp vào làm việc.
Ước tính khoảng 19 loại visa lao động thì visa kĩ sư là được sử dụng nhiều nhất .
Vậy 「技術」・「人文知識」・「国際業務」 có ý nghĩa gì thì hãy đọc kĩ phần giải thích dưới đây nhé.
「技術」kĩ thuật
Kĩ thuật là lí học hoặc công học, chủ yếu là người học kiến thức chuyên mô bên khoa tự nhiên, dùng những gì đã học để làm tại các công ty chuyê ngành ví dụ như programa, system engineer, CAD thiết kế bản vẽ kĩ thuật, sửa máy móc, xây dựng v.vv. nhưng trọng tâm vẫn là những kĩ sư thiết kế công trình
「人文知識」kiến thức nhân văn
Nói về phần kiến thức nhân văn bao gồm những người học về luật, kinh tế, công việc trong mảng này hướng về những bạn học chuyên ngành khoa học xã hội, ví dụ như, có 1 bạn tót nghiệp trường chuyên ngành hoặc đại học ra trường làm tại 1 văn phòng luật với tư cách cố vấn kinh doanh, quảng bá sản phẩm doanh nghiệp…..
「国際業務」 Nghiệp vụ quốc tế
Nói về nghiệp vụ quốc tế đầu tiên ta phải khẳng định đó là 1 điểm mạnh của người nước ngoài khi làm việc tại Nhật Bản,
gần đây Nhật Bản rất chăm chú đến du học sinh đồng nghĩa với việc cần rất nhiều giáo viên thông thạo cả Nhật ngữ và ngoại ngữ, cụ thể là rất nhiều trường tiếng nhật đang có giáo viên người nước ngoài, hoặc công việc phiên dịch viên là ví dụ điển hinhg cho nghiệp vụ quốc tế,…. Trong mục nghiệp vụ quốc tế này cũng có 1 phần nhỏ về thiết kế đá quý trang sức hay thiết kế quảng cáo…vv..
2.Điều kiện để xin được visa kĩ sư
Hãy tìm hiểu thật kĩ về công ty sắp tới mình muốn vào làm xem chuyên môn nội dung công việc của công ty đó có phù hợp với ngành học mà bạn đã vất vả học 2-4 năm tại trường chuyên ngành hoạc đại học của mình chưa? vì khi xin visa kĩ sư người xin visa và công ty đó sẽ bị xét kĩ về nội dung công việc và nội dung các bạn đã hoc ,vì đó là điều kiện quan trọng nhất
Điều kiện về trình độ học vấn
Nguyên tắc để được công nhận là 1 kĩ sư có 3 hình thức dưới đây được áp dụng cho người nước ngoài.
- Đã tốt nghiệp học viện, đại học, đại học ngắn hạn tại nước nhà.(có học vị từ đại học sĩ trở lên)
- Đã tốt nghiệp học viện,đại học, đại học ngắn hạn tại Nhật Bản(có học vị từ đại học sĩ trở lên)
- Đã tốt nghiệp trường chuyên ngành của Nhật(đạt danh hiệu chuyên gia trong lĩnh vực)
P/s: không áp dụng cho trường trường chuyên môn không phải của nhà nước Nhật.
NGOÀI 3 KIỂU HỌC VỊ NÊU TRÊN, CŨNG CÓ NGƯỠI ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG NGOẠI LỆ KHÁC, DÙ KHÔNG CÓ BẰNG CẤP NHƯ TRÊN CẪN ĐỦ TƯ CÁCH XIN VISA KĨ SƯ,LÀ 2 KIỂU SAU ĐÂY.
KIỂU 1.
Có KINH NGHIỆM THỰC VỤ NHẤT ĐỊNH-trên 10 năm làm công việc liên quan đến 「技術」・「人文知識」, nếu「国際業務」thì thời hạn ít nhất là trên 3 năm thực vụ, chỉ cần có bằng chứng chứng minh được 1 trong 2 điều trên là thực tế , bạn hoàn toàn có thể xin visa kĩ sư cho mình.
KIỂU 2
TƯ CÁCH XỬ LÍ THÔNG TIN KĨ THUẬT.
Chính phủ Nhật đang thực thi 1 cuộc thi gọi là”kì thi xử lí thông tin kĩ thuật” hiện đang có Việt Nam,Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore,vv..vv đang tổ chức cuộc thi này, nếu đỗ trong kì thi này thì bạn hoàn toàn đủ điều kiên xin visa kĩ sư.
CÁC ĐIỀU KIỆN KHÁC (6 ĐIỀU)
1,Sự liên quan giữa trình độ học vấn và nội dung công vụ.
Đối với xét duyêt kĩ sư, như chúng ta đã biết nội dung đã học tại đại học với công việc phải có liên quan mật thiết với nhau.
Kiến thức chuyên ngành và nội dung nghiệp vụ mà 1 chút cũng không liên quan đến nhau thì kết quả là visa kĩ sư không được cấp phép.
VD: sau khi tốt nghiệp chuyên ngành lồng tiếng hoạt hình, xin làm việc tại 1 khách sạn đông người nước ngoài,và nội dung công viêc của bạn là đúng sảnh tiếp khách để phiên dịch, như vậy là ngành bạn học và công việc bạn đang làm không có sự liên kết và vận dụng kiến thức đã học nên việc xin cấp phép là không thể.
2,TÍNH CHUYÊN MÔN VỚI NGHIỆP VỤ
Tính chuyên môn là yếu tố quan trọng trong nghiệp vụ,vậy nên nếu trong công việc không cần đến kiến thức chuyên môn của học thì bạn cũng sẽ không được cấp phép.
vd: sau khi tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm, gia nhập công ty làm bento, trực tiếp nấu và đóng gói,như vậy là sai chuyên môn nghiệp vụ và kết quả là không được cấp phép.
3,Mức thù lao bạn nhận được phải tương đương người Nhật
( không có không có sự phân biệt quốc tịch)
Trong cùng 1 nội dung công việc, cùng vào công ty 1 thời điểm thì mức thù lao công bằng là điều cần thiết.
vd: bạn là phiên dịch viên của 1 công ty xuất nhập khẩu, mức thù lao bạn nhận được là 17 man yên cho công việc là phiên dịch hợp đồng, giấy tờ văn bản. Cùng vào công ty cùng thời điểm cùng khối lượng công việc mà 1 người Nhật lại có mức thù lao là 20 man yên, như vậy bạn cũng không được cấp phép vì lỗi do công ty )
4,Tình hình kinh doanh của công ty
Khi 1 công ty đã thuê người nước ngoài vào làm việc thì phải có chế độ cho người nước ngoài và phải được công nhận bởi công chứng viên về tình hình kinh doanh, cụ thể là phải có báo cáo tài chính
5,Công ty có cần thiết tuyển người nước ngoài?
Ngoài xét về chuyên môn, còn phải xét đến mức độ cần thiết với lao động người nước ngoài của công ty đó.
vd: công ty phần lớn là người nhât, khách nước ngoài hầu như không có, thì việc tuyển 1 phiên dịch viên là KHÔNG CẦN THIẾT, vậy nên không được cấp phép.
6,Người đang xin visa có hành vi không chuẩn mực(vi phạm)
Hành vi của người xin visa là 1 yếu tố quan trọng trong xét duyệt , cụ thể là trong quá trình sinh sống tại nhật có lam điều phạm pháp,hoặc từng bị xử phạt trong quá khứ, có đóng thuế đầy đủ hay trốn thuế,… tất cả đều bị điều tra lại.
vd: bị phát hiện thời còn là du học sinh đi làm thêm 200 tiếng 1 tháng , vì sai luật làm thêm của du học sinh nên việc đổi tư cách lưu trú là không được cấp phép.
P/s: đối với du học sinh 1 tuần quy định làm không quá 28 tiếng
PHƯƠNG PHÁP XIN VISA KĨ SƯ.
Về thủ tục xin visa , dựa trên quy mô của xí nghiệp, côn công ty sắp tới làm, ta chia làm 4 phạm trù .
Sau đây mình sẽ trình bày giấy tờ cần thiết, quá trình xin visa của từng phạm trù .
GIẤY TỜ CẦN THIẾT
Chung cho 4 phạm trù
- Giấy chứng nhận cấp phép xin đổi tư cách lưu trú(在留資格認定証明書交付申請書)
- ảnh
- bì thư để gửi hồ sơ dán kèm tem 404y
- Văn bản đi kèm tương ứng với phạm trù mà mình đang xin visa
- Bản photo bằng tốt nghiệp, hoặc chứng chỉ ,danh hiệu
- Tài liệu chứng minh hoạt động nội dung làm việc
- Văn bản khai lộ trình học, hoặc nhưng công ty đã từng làm việc
- Giấy chứng nhận đăng kí (của công ty)
- Tài liệu chứng minh nội dung công việc(từ công ty)
Đối với nguyên phạm trù 3
10.Bản photo văn bản quyết toán gần đây(năm nay)
Đối với nguyên phạm trù 4
10.Bản phôt văn bản quyết toán năm nay hoặc bảng kế hoạch dự định cho năm tới(với công ty vừa thành lập)
11.Tài liệu giải thích lí do không nộp được bảng thuế thu nhập của nhân viên công ty của năm trước.
THỜI GIAN XÉT DUYỆT VISA
Thông thường thời gian xét duyệt cho visa kĩ sư là 50 ngày, gia hạn thời gian lưu trú là 40 ngày,nhưng thực tế thì thời gian thực tế là 1 tuần đến nửa năm đối với trường hợp phức tạp.
Nhìn chung,những công ty lớn thì thời gian xét duyệt sẽ nhanh hơn những xí nghiêp nhỏ và công ty mới thành lập
THỜI HẠN LƯU TRÚ CỦA KĨ SƯ
Đối với kiểu tư cách lưu trú này thì thời hạn ngắn nhất là 3 tháng, thông thường mọi người sẽ nhận được 1 năm,3 năm,5 năm, tùy vào những điều kiện chuẩn xét duyệt của cục xuất nhập cảnh, hết thời hạn ta có thể hoàn toàn gia hạn thêm nên nhìn chung thì visa này là vô thời hạn.
ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA KĨ SƯ VÀ CHUYÊN GIA CẤP CAO
Cũng giống như visa kí sư thì tư cách lưu trú theo kiểu”高度専門職” chuyên gia cấp cao, đều có yêu cầu về ngành học và nọi dung làm việc phải tương ứng với nhau.
Nhưng chuyên gia cấp cao được ưu tiên và hưởng đãi ngộ đặc biệt.
Nhân tiện nói về vấn đề này, chuyên gia cấp cao chỉ cần có bằng chuyên gia cấp 1,làm việc công hiến trên 3 năm sẽ là đối tượng chuyên gia số 2, và có 6 ưu điểm sau đây
- thời hạn lưu trú 5 năm hoặc vô thời hạn
- Được nới lỏng điều kiên xin vĩnh trú(không cần ở trên 10 năm, chỉ cần 1 hoặc 3 năm là có thể xin được)
- Thủ tục du nhập, hay lưu trú đều được ưu tiên.
- Vợ hoặc chồng không cần cần phải là người làm trong giáo dục hoặc kĩ sư cũng đều được chấp nhận.
- Có quyền bảo lãnh người nhà sang ở cùng
- có thể dễ dàng chuyển qua visa kĩ sư nêú thấy có phiền phức gì.
TỔNG KẾT
Nội dung bài biết hôm nay xoay quanh chủ đề về visa kĩ sư, chế độ, cơ cấu cũng như ví dụ cụ thể, giấy tờ cần thiết và những thủ tục liên quan, sự khác nhau giữa kĩ sư và chuyên gia cấp cao.Đây là loại visa được người nước ngoài sử sử dụng nhiều nhất khi sinh sống làm việc tại Nhật Bản.Nội dung xét duyệt không phải là 1 vấn đề đơn giản, đôi khi còn có những giấy tờ phức tạp cần giải trình. Để viết bài này tôi và đồng nghiệp đã tham khảo trên trang web chính chủ của cục xuất nhập cảnh để lấy thông tin chính xác nhất và ngắn gọn nhất.Mong sẽ giải đáp được thắc mắc của các bạn về visa kĩ sư là gì và cần làm gì để đủ điều kiện xin visa kĩ sư, từ đó quyết định cho mình lộ trình học và làm 1 cách hiệu quả nhé.
Tác giả: Tú Anh